Theo Thạc sĩ – bác sĩ Trần Đức Trinh (Giám đốc Beauty Dental, giảng viên khoa răng – hàm – mặt), các cơn đau và ê buốt sau niềng răng là những dấu hiệu rất bình thường. Thông thường các cơn đau và ê buốt này sẽ tự hết sau vài ngày. Vậy tại sao niềng răng đau ê ẩm? Cần xử lý như thế nào nếu các cơn đau và ê buốt này vượt ngưỡng chịu đựng? Cần xử lý như thế nào nếu gặp các cơn đau bất thường. Mời các bạn đọc hết bài viết này để có đủ thông tin nhé!
Tại sao bị ê buốt khi niềng răng?
Để hiểu tại sao niềng răng lại gây ê buốt, chúng ta cần biết niềng răng là gì. Theo bác sĩ Trinh, niềng răng là phương pháp tác động lực nhẹ liên tục lên răng thông qua mắc cài, dây cung hoặc hàm nhựa giúp răng di chuyển theo ý muốn của bác sĩ để đạt mục tiêu là các răng đúng khớp cắn và sắp xếp đúng vị trí trên cung hàm, tạo ra một nụ cười đẹp, hài hòa và đặc biệt là không mài mất đi men răng. Điều này có nghĩa rằng là, khi niềng răng răng sẽ phải chịu một tác động lực nhất định của khí cụ để làm nới lỏng chân răng, giúp chân răng di chuyển về vị trí mới.

Do đó, theo bác sĩ Trinh khách hàng sẽ gặp các cơn đau và ê buốt sau khi niềng răng mắc cài, nhất là những ngày đầu tiên sau khi gắn mắc cài và siết lực. Đây đều là những cơn đau và ê buốt rất bình thường trong niềng răng. Các cơn đau và ê buốt này sẽ tự hết sau 2-4 ngày. Bạn có thể uống thuốc giảm đau nếu thấy niềng răng đau ê ẩm vượt ngưỡng chịu đau của bản thân.
Ê buốt và các cơn đau bình thường khi niềng răng

Để giúp khách hàng hiểu hơn về các cơn đau và ê buốt trong niềng răng, Thạc sĩ – bác sĩ Trinh có chia thành những cơn đau và ê buốt bình thường và bất thường. Dưới đây là 3 cơn đau và ê buốt bình thường trong niềng răng:
– Đau trong 1-3 ngày đầu sau khi gắn mắc cài: Đau bên trong môi và má, tương ứng với vị trí gắn mắc cài trên răng. Tình trạng sẽ tự hết sau 1-3 ngày. Để giảm thiểu tình trạng này, khách hàng nên tránh các thức ăn chua cay mặn ngọt vì nó có thể gây đau và xót.
– Đau và ê buốt trong 2-7 ngày tiếp theo: Mức độ đau và ê buốt phụ thuộc vào tuổi tác và ngưỡng chịu đau của từng người. Nếu người có ngưỡng chịu đau tốt thì thấy ít đau, người có ngưỡng chịu đau thấp thì thấy đau nhiều. Nếu người ít tuổi thì sẽ thấy ít đau, người nhiều tuổi sẽ thấy đau nhiều hơn. Cơn đau và ê buốt cũng sẽ hết. Khách hàng có thể sử dụng thuốc giảm đau trong giai đoạn này nếu thấy niềng răng đau ê ẩm vượt ngưỡng chịu đựng.
– Đau và ê buốt sau mỗi lần tái khám: Sau mỗi lần tái khám thì khách hàng thường có cảm giác đau giống như khi mới gắn mắc cài. Tuy nhiên cảm giác đau và ê buốt răng sau mỗi lần hẹn sẽ nhẹ nhàng hơn và diễn ra trong thời gian ngắn hơn. Nếu đau nhiều thì vẫn sử dụng thuốc giảm đau như lần mới gắn mắc cài.
Phải làm gì khi gặp các cơn đau bất thường khi niềng răng?

Nếu cơn đau và ê buốt của khách hàng không nằm trong 3 trường hợp trên hoặc tình trạng đau, ê buốt kéo dài hơn thời gian dự kiến hoặc xuất hiện tình trạng chảy máu, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ chỉnh nha để được xử lý kịp thời. Bởi những cơn đau và ê buốt bất thường này luôn tiềm ẩn những rủi ro không lường trước được, trong đó có lồi chân răng khi niềng răng,…
Hy vọng những thông tin được đưa ra trong bài viết này đã giúp bạn thêm an tâm khi niềng răng đau ê ẩm. Nếu nghi ngờ, mình đang gặp các cơn đau và niềng răng bị đau ê ẩm bất thường, bạn hãy gọi điện trực tiếp tới hotline 0908 598 398 để được đội ngũ tư vấn giải đáp kịp thời. Beauty Dental luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình chăm sóc hàm răng và nụ cười!