Niềng răng mắc cài là phương pháp tác dụng lực nhẹ và liên tục lên răng thông qua hệ thống mắc cài và dây cung để giúp răng di chuyển theo ý muốn của bác sĩ. Vậy dây cung chỉnh nha là gì? Đâu là những loại dây cung thường có trên thị trường? Làm sao để vệ sinh dây cung trong quá trình niềng răng? Mời khách hàng cùng Beauty Dental tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Dây cung niềng răng là gì?
Niềng răng mắc cài luôn là một trong những phương pháp chỉnh nha phổ biến được nhiều khách hàng lựa chọn với ưu điểm như chi phí thấp, phù hợp cho cả những ca niềng phức tạp,… Vì vậy, dây cung cũng là một trong những loại khí cụ được sử dụng nhiều nhất trong lịch sử niềng răng. Trong quá trình chỉnh nha, dây cung sẽ kết nối các mắc cài để tạo thành hệ thống khí cụ hoàn thiện, giúp bác sĩ tác động lực lên răng đến khi răng di chuyển về đúng vị trí, đúng khớp cắn. Vì vậy, để ca niềng đạt hiệu quả như mong muốn, dây cung niềng răng cần đáp ứng các tiêu chí sau:
Độ bền
Dây cung chỉnh nha cần có độ bền cao để chịu được lực tác động liên tục trong thời gian dài và không bị hư hại trong quá trình niềng răng.
Chất liệu
Tùy theo mong muốn của khách hàng mà bác sĩ chọn chất liệu dây cung phù hợp. Khách hàng muốn chi phí niềng răng thấp có thể chọn khí cụ kim loại. Khách hàng bị dị ứng kim loại có thể chọn các chất liệu lành tính, không gây kích ứng như chất sứ.
Tính thẩm mỹ
Với khách hàng có nhu cầu giao tiếp thường xuyên, bác sĩ nên sử dụng các loại dây cung trong suốt có tính thẩm mỹ cao.
Các loại dây cung thường có trên thị trường
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, dây cung trong phương pháp niềng răng mắc cài được chia làm nhiều loại:
- Phân loại theo độ đàn hồi: dây cung siêu đàn hồi, dây cung cứng, dây cung vừa đàn hồi vừa cứng.
- Phân loại theo hình dạng: dây cung hình tròn, dây cung hình chữ nhật, dây cung hình vuông.
- Phân loại theo tính thẩm mỹ: dây cung thẩm mỹ, dây cung không thẩm mỹ.
Mỗi giai đoạn niềng răng cần sử dụng một loại dây cung riêng để tránh răng di chuyển bất thường, cụ thể:
- Giai đoạn đầu của niềng răng thường sử dụng dây cung tròn – siêu đàn hồi. Nguyên nhân là do loại dây cung này sẽ cung cấp một lực nhẹ và liên tục lên răng để kích thích răng bắt đầu dịch chuyển.
- Giai đoạn sau của niềng răng thường dùng dây cung tròn lớn hơn – siêu đàn hồi. Loại dây cung này giúp các răng dần di chuyển về đúng vị trí.
- Sau khi các răng được sắp đều, cung răng được làm phẳng hoàn toàn, bác sĩ sẽ chuyển sang sử dụng loại dây cung cứng hoặc dây cung vừa cứng vừa đàn hồi.
- Ở giai đoạn duy trì, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung vừa cứng vừa đàn hồi để ổn định vị trí răng.
Cách làm sạch dây cung khi vệ sinh răng miệng
Để niềng răng mắc cài đạt hiệu quả, ngoài việc tìm hiểu ở đâu niềng răng tốt, làm sao để tránh niềng răng bị đau ê, khách hàng cần vệ sinh răng miệng và khí cụ niềng thường xuyên theo quy trình chuẩn nha khoa. Quy trình này gồm 4 bước:
Bước 1: Sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng
- Thực hiện ngay sau khi ăn khoảng 15 phút.
- Cho kem đánh răng vừa đủ vào bàn chải răng, chải kỹ các mặt của răng bằng cách di chuyển bàn chải lên xuống hoặc xoay tròn từ 10-15 lần/vị trí.
- Nhổ bớt bọt kem.
Bước 2: Sử dụng bàn chải kẽ (loại bẻ góc khoảng 90-130 độ)
- Chải xung quanh mắc cài phía dưới dây cung từ 5-10 lần/vị trí.
- Chải theo thứ tự: hàm trên bên trái → hàm trên bên phải → hàm dưới bên phải → hàm dưới bên trái.
- Có thể dùng thêm chỉ nha khoa hoặc tăm chỉ nếu thức ăn bị dắt ở mắc cài, dây cung.
Bước 3: Sử dụng máy tăm nước.
- Súc miệng nhẹ nhàng và dùng máy tăm nước theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Lưu ý: điều chỉnh áp suất máy phù hợp để tránh làm tổn thương răng hoặc gây hư hại khí cụ niềng.
Bước 4: Sử dụng nước súc miệng.
- Súc miệng với nước sạch từ 4-5 lần.
- Sử dụng nước súc miệng tự chọn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp khách hàng hiểu hơn về đặc điểm và một số loại dây cung thường dùng trong phương pháp niềng răng mắc cài. Nếu khách hàng đang có nhu cầu niềng răng theo phương pháp này, hãy gọi điện ngay tới hotline 0908.598.398 của Beauty Dental để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất nhé!