Người xưa thường nói: “Cái răng, cái tóc là gốc con người”. Do đó, khi có chút hiểu biết về cấu tạo răng và chức năng của chúng trên cung hàm, bạn sẽ hiểu hơn về cơ thể mình. Đồng thời, việc có những thông tin cơ bản này sẽ giúp bạn hiểu hơn những gì bác sĩ trao đổi với bạn khi niềng răng. Nào, hãy cùng Beauty Dental tìm hiểu kỹ hơn về chúng nào!

Con người có mấy bộ răng?

Người trưởng thành có 28-32 chiếc răng
Người trưởng thành có 28-32 chiếc răng

Trong cuộc đời của mình, con người có hai bộ răng. Đó là bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn:

Bộ răng sữa – bộ răng đầu tiên

Gồm có 20 cái (10 cái hàm trên và 10 cái hàm dưới). Răng cửa hàm dưới là thường chiếc răng sữa mọc đầu tiên – lúc khoảng 6-7 tháng tuổi. Khi mọc răng sữa, trẻ thường sốt nhẹ và biếng ăn. Những chiếc răng hàm thường là răng số 5 tính từ đường giữa vào là chiếc răng mọc cuối cùng, lúc khoảng 2 – 2,5 tuổi.

Bộ răng vĩnh viễn – bộ răng thứ 2

Bộ răng này thường có từ 28 – 32 răng. Chiếc răng vĩnh viễn mọc đầu tiên thường là răng số 6 hàm dưới phía sau cùng của răng hàm sữa (răng số 5 sữa). Khi chiếc răng này mọc có thể gây đau và sốt.

Tiếp đến là mọc răng cửa giữa vĩnh viễn hàm dưới. Chiếc răng vĩnh viễn hàm dưới rất hay mọc lẫy nên các cha mẹ cần chú ý và khi phát hiện cần chuẩn bị tâm lý nhổ răng cho trẻ. Răng khôn là chiếc răng hàm vĩnh viễn mọc cuối cùng. Chiếc răng này thường mọc khoảng 18-25 tuổi – khi con người đã đủ trưởng thành rồi.

Răng số 8 này thường mọc lệch và gây ra nhiều biến chứng như đau sốt, sưng má và khít hàm (không há được miệng)… Do đó, cần được chụp phim toàn cảnh (Panorama) để khảo sát và phát hiện răng khôn có bị mọc lệch không, nếu có cần lên kế hoạch để nhổ. 

Ngoài ra các bác sĩ hay nói với nhau là còn một bộ răng thứ 3 là “bộ răng giả”

=> Bạn đọc xem thêm: 5 BIẾN CHỨNG KHÓ LƯỜNG CỦA RĂNG KHÔN MỌC LỆCH

Cấu tạo răng gồm mấy phần?

Mỗi chiếc răng của con người được nâng đỡ bởi xương ổ răng (xương hàm). Phần mắt chúng ta nhìn thấy được chính là thân răng. Thân răng khoẻ mạnh thường có màu vàng nhạt hoặc màu trắng sữa là bộ phận cứng nhất trên cơ thể (gần giống màu trắng của ngà voi).

Giải phẫu của một răng hàm
Giải phẫu của một răng hàm

Cấu tạo răng của người được chia thành 3 phần chính là: thân răng, cổ răng và chân răng.

Thân răng

Là phần nằm ở trên lợi, mắt thường chúng ta nhìn thấy được. Thân răng thường có màu vàng nhạt hoặc màu trắng sữa. Cấu tạo ở lớp bên ngoài là men răng có độ cứng cao dùng để nghiền nát, cắn xé thức ăn và tăng giá trị thẩm mỹ cho khuôn mặt.

Thân răng thường có độ dày từ vài micron đến 2,5mm. Dưới lớp men răng là lớp ngà răng có màu vàng nhạt, ngà răng không cứng như men răng, ngà răng có các đầu tận cùng thần kinh cảm giác nên khi bị lộ ngà răng thường có dấu hiệu ê buốt. Bên dưới lớp ngà răng là tủy răng. Tủy răng là mạch máu và thần kinh giúp tái tạo lớp ngày và cảm giác cho răng, giúp cho răng khi nhai vật cứng thấy ê và báo tín hiệu nên trên não để có phản ứng ngừng nhai. Những răng chết tủy thường không có phản ứng ngừng nhai nên sẽ bị vỡ khi ăn nhai.

Cổ răng

Cổ răng là phần giao nhau giữa lợi và răng. Cổ răng thường được chia thành 2 loại: cổ răng giải phẫu và cổ răng lâm sàng. Phía ngoài của cổ răng là lợi sừng hóa ôm sát vào men – ngà răng. Tại vùng cổ răng có 1 rãnh nhỏ được gọi là rãnh lợi sinh lý. Khi làm phục hình sứ hay bị phạm vào vị trí  của rãnh lợi này, sẽ gây viêm lợi mạn tính – rất khó điều trị.

Chân răng

Chân răng là phần nâng đỡ thân răng, tiếp nối thân răng và cổ răng được nằm sâu và kết nối với xương hàm qua hệ thống dây chằng nha chu.

Dây chằng nha chu được cấu tạo bởi các bó sợi có bản chất Collagen, đi từ xương ổ răng đến bề mặt của chân răng, giữ cho chân răng được ổn định nhưng không cứng chắc trong xương hàm.

Hệ thống dây chằng nha chu giúp răng có thể di chuyển trong xương hàm nên chúng ta có thể niềng răng để răng di chuyển đến đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Phần giữa chân răng là tủy răng, tiếp nối phần tủy răng ở thân răng.

Xương ổ răng

Xương ổ răng là cấu trúc xương bao quanh chân răng thông qua hệ thống dây chằng nha chu có bản chất là Collagen, ngoài xương ổ răng là phần lợi màu hồng nhạt mà mắt thường chúng ta nhìn thấy.

Xương ổ răng là cấu trúc có khả năng dễ bị tiêu hủy hoặc tái tạo dưới tác động của lực chỉnh nha/niềng răng hoặc do viêm (viêm lợi, viêm nha chu). Tác động lên quá trình tiêu xương và tái tạo xương được gọi là quá trình cấu trúc xương (modeling) và tái cấu trúc xương (remodeling). Trong quá trình niềng răng/chỉnh nha thì sẽ xảy ra quá trình cấu trúc và tái cấu trúc xương xung quanh chiếc răng đã di chuyển. Trong trường hợp mất răng xương ổ răng sẽ tiêu dần theo chiều cao và chiều dầy.

Chức năng của răng trên cung hàm

Mỗi loại răng nằm ở vị trí riêng nên có chức năng riêng
Mỗi loại răng nằm ở vị trí riêng nên có chức năng riêng

Răng vĩnh viễn ở người trưởng thành được chia thành 4 loại sau: răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ, răng hàm lớn và răng khôn. Các loại răng này được xếp vào nhóm răng khác nhau và chúng có nhiệm vụ riêng. Cụ thể như sau:

Răng cửa

Gồm 8 chiếc, 4 chiếc ở hàm trên và 4 chiếc ở hàm dưới. Răng cửa nằm ở phía trước của cung hàm nên dễ nhận thấy khi chúng ta cười nói. Đây là chiếc răng có hình dạng chiếc xẻng, có cạnh sắc bén nên được dùng để cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ.

Răng cửa giúp cho hàm dưới vận động chức năng đúng khi đưa hàm dưới ra phía trước. Trong chỉnh nha/ niềng răng cần đảm bảo hoặc tái tạo hướng dẫn vận động chức năng răng cửa đúng trước khi quyết định tháo mắc cài.

Răng nanh

Gồm 4 chiếc, 2 chiếc ở hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới: Răng nanh nằm ở phía trước của cung hàm và ngay cạnh răng cửa. Răng nanh là chiếc răng dài nhất trên cung hàm và nhọn như ngọn giáo. Răng nanh có chức năng kẹp và xé thức ăn. Trong vận động sang bên của hàm dưới thì răng nanh hướng dẫn hàm dưới chuyển động sang bên trái hoặc bên phải đúng. Trong chỉnh nha/ niềng răng cần đảm bảo hoặc tái tạo hướng dẫn vận động chức năng răng nanh trước khi quyết định tháo mắc cài.

Răng hàm nhỏ

Gồm 8 chiếc. Răng hàm nhỏ có mũ răng hình lập phương. Cấu tạo răng hàm nhỏ là mặt cắn phẳng được chia thành 2 đỉnh đều và nhọn. Răng hàm nhỏ nằm giữa răng nanh và răng hàm lớn. Răng hàm nhỏ có chức năng xé và nghiền thức ăn trước khi nuốt. Trong vận động chức năng, răng hàm nhỏ có tác dụng không cho hàm dưới lùi ra phía sau.

Răng hàm lớn

Gồm 8 chiếc: Răng hàm lớn là những chiếc răng lớn nhất trên cung hàm. Răng hàm lớn có chức năng xé và nghiền thức ăn kỹ hơn trước khi nuốt. Răng hàm lớn có tác dụng chống đỡ cho các răng phía trước răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ. Theo Bs Trinh tại Beauty Dental nếu coi răng cửa là mái nhà thì răng hàm lớn là các cột nhà, mái nhà cần chắc chắn thì cột nhà phải đủ ổn định, chắc chắn.

Răng khôn

Có thể có từ 0 đến 4 chiếc. Vì số lượng răng khôn dao động từ 0 – 5 cái nên bộ răng vĩnh viễn của người trưởng thành có khoảng 28 – 32 răng. Răng khôn thường có ít tác dụng trong việc ăn nhai nhưng khi chúng mọc lệch sẽ gây biến chứng nên thường được chỉ định nhổ. Tuy nhiên trong chỉnh nha/ niềng răng có một vài trường hợp răng khôn có tác dụng là kéo thay thế các răng số 6 hoặc số 7 bị hỏng.

=> Bạn đọc xem thêm: 8 DẤU HIỆU MỌC RĂNG KHÔN BẠN CẦN LƯU Ý

Những thông tin cơ bản nhất về cấu tạo răng và chức năng của răng đã được chúng tôi trình bày trong bài viết này. Mong rằng, chúng đã đáp ứng hết nhu cầu tìm hiểu của bạn. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 0908 598 398 để được đội ngũ tư vấn phản hồi nhanh và chính xác nhất. Beauty Dental luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn vì 1 hàm răng đẹp, 1 nụ cười duyên!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *