Tương tự các phương pháp niềng răng khác, khách hàng lựa chọn niềng răng mắc cài cũng có thể gặp phải tình trạng răng bị đau và khó chịu khi mới niềng. Vậy nguyên nhân của các cơn đau này là gì? Nên ăn uống thế nào trong 2 tuần đầu niềng răng để giảm đau và bớt khó chịu? Beauty Dental sẽ giúp khách hàng giải đáp những vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Tại sao niềng răng lại bị đau
Niềng răng bị đau ê không phải tình trạng hiếm gặp ở các ca niềng răng mắc cài. Các cơn đau thường xuất hiện do 3 nguyên nhân chính sau đây:
- Niêm mạc phía trong môi và má bị tổn thương do cọ xát với mắc cài niềng răng.
Các cơn đau do tổn thương niêm mạc phía trong môi và má thường xuất hiện trong khoảng 1 đến 3 ngày đầu sau khi gắn mắc cài, sau đó sẽ dần biến mất khi cơ thể thích nghi với khí cụ niềng răng.
- Răng bắt đầu di chuyển dưới tác dụng của lực kéo xuất phát từ khí cụ niềng răng.
Các cơn đau thường xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 sau khi gắn mắc cài niềng răng. Mức độ đau nhiều hay ít phụ thuộc vào ngưỡng chịu đau và độ tuổi của khách hàng. Khách hàng lớn tuổi hoặc có ngưỡng chịu đau thấp sẽ thấy đau nhiều hơn khách hàng trẻ tuổi hoặc có ngưỡng chịu đau cao. Với trường hợp đau nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khách hàng có thể uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Lực kéo tác dụng lên răng có sự thay đổi theo từng giai đoạn niềng răng.
Các cơn đau sẽ xuất hiện sau mỗi lần tái khám và mang đến cảm giác tương tự như cơn đau khi mới niềng răng. Tuy nhiên cơn đau sau tái khám thường nhẹ nhàng hơn và nhanh kết thúc hơn.
Cách ăn uống để giảm đau, bớt khó chịu khi niềng răng
Để giảm đau và bớt khó chịu khi niềng răng mắc cài, khách hàng nên tham khảo một số lưu ý về chế độ ăn uống như dưới đây:
- Niềng răng nên ăn gì
- Các món ăn được nấu chín mềm như món hầm, kho, món canh,…
- Rau củ quả được cắt thành miếng nhỏ: dễ nhai, dễ tiêu hóa và giàu vitamin.
- Niềng răng kiêng ăn gì
- Các món ăn chua, cay, mặn: những món ăn này có thể làm tăng cảm giác đau và xót cho vùng niêm mạc bị tổn thương phía trong môi và má.
- Đồ ngọt nhiều đường: dễ gây sâu răng hoặc các bệnh lý khác về răng, làm tăng cơn đau ê răng.
- Đồ ăn quá cứng, dai hoặc dính: khiến răng và khớp cắn phải hoạt động nhiều hơn, từ đó làm tăng cảm giác đau.
Lưu ý: sau khi các cơn đau do niềng răng kết thúc, khách hàng có thể chuyển sang chế độ ăn uống như bình thường.
Gợi ý thực đơn 2 tuần đầu sau khi gắn mắc cài
Khi lựa chọn niềng răng mắc cài, khách hàng cần chủ động tìm hiểu các vấn đề về chế độ ăn uống khi niềng răng như niềng răng ăn cháo bao lâu, niềng răng ăn đồ cứng có sao không, nên kiêng những món ăn nào,… Đặc biệt, 2 tuần đầu sau khi gắn mắc cài là thời gian răng và khoang miệng rất nhạy cảm nên khách hàng có thể xây dựng thực đơn gồm các món như gợi ý dưới đây:
- Món ăn được chế biến mềm: cháo, súp, bún, phở, các món ninh hoặc hầm,…
- Món ăn giàu dinh dưỡng: các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, gia cầm.
- Các loại rau củ luộc được cắt nhỏ dễ ăn.
- Thực phẩm giàu chất đạm như đậu, cá và các loại hạt.
- Sản phẩm từ trứng và sữa như bơ, phô mai, sữa chua (chứa thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe răng miệng).
- Các loại bánh mềm không hạt như bánh mì, bánh flan, bánh bông lan,…
- Các loại trái cây được cắt nhỏ, xay sinh tố hoặc làm nước ép.
Trên đây là một số chia sẻ giúp khách hàng lưu ý chế độ ăn uống để làm giảm cơn đau khi niềng răng mắc cài. Nếu khách hàng đang gặp vấn đề về răng và muốn niềng răng tại cơ sở nha khoa uy tín, hãy gọi điện ngay đến hotline 0908.598.398 của Beauty Dental để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất nhé!