Hàm duy trì đóng vai trò then chốt trong việc giữ gìn nụ cười đẹp và vị trí mới của răng. Sau quá trình niềng răng dài và đầy kiên nhẫn, việc duy trì kết quả là vô cùng quan trọng. Vậy hàm duy trì là gì và tại sao nó lại cần thiết? Hãy cùng Beauty Dental tìm hiểu trong bài viết này.
Hàm duy trì là gì?
Hàm duy trì là một loại khí cụ chỉnh nha được sử dụng sau khi quá trình niềng răng kết thúc. Chức năng chính của khí cụ này là giữ cho răng ở vị trí mới, ngăn ngừa hiện tượng răng di chuyển trở lại vị trí cũ.
Tại sao cần sử dụng hàm duy trì?
Ngăn ngừa răng dịch chuyển trở lại
Sau khi tháo niềng, răng vẫn có xu hướng dịch chuyển về vị trí ban đầu do lực nhớ của mô nướu và xương hàm. Việc dùng khí cụ giúp cố định răng, đảm bảo chúng không bị xê dịch.
Giữ kết quả lâu dài
Việc đeo hàm bảo vệ sau niềng giúp duy trì kết quả sau niềng răng, đảm bảo rằng nụ cười đẹp và hàm răng đều đặn của bạn được giữ vững theo thời gian.
Thích nghi với cấu trúc xương hàm mới
Khí cụ duy trì sau niềng
giúp răng và mô xung quanh thích nghi với cấu trúc xương hàm mới, tạo điều kiện cho xương và mô nướu ổn định.
Các loại hàm duy trì phổ biến
Nên đeo hàm duy trì loại nào?
Hàm cố định
Là loại hàm được gắn cố định vào mặt sau của răng bằng keo chuyên dụng Composite. Thường được sử dụng cho các răng trước (răng cửa và răng nanh).
Ưu điểm: Không cần phải tháo ra khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng, hiệu quả duy trì cao.
Nhược điểm:
Tùy từng trường hợp mới được chỉ định làm hàm cố định
Gắn chặt vào các kẽ răng nên dễ gây vấn đề về răng miệng nếu không biết cách vệ sinh tốt.
Vùng gắn dây duy trì sẽ dễ bóng nếu bị cắn trực tiếp.
=> Bạn đọc tìm hiểu thêm: Cấu tạo của hàm duy trì cố định? Giá bao nhiêu?
Hàm tháo lắp
Là loại hàm có thể tháo ra lắp vào dễ dàng, thường được làm từ nhựa hoặc kết hợp kim loại
Ưu điểm: Dễ dàng vệ sinh và không gây cảm giác khó chịu khi ăn uống.
Nhược điểm: Cần phải đeo đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu không hiệu quả sẽ không cao.
Các loại hàm duy trì tháo lắp thường gặp
Khay nhựa trong suốt
Loại này có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với các đối tượng đi làm, đi học, cần xuất hiện nhiều trước đám đông vì là nhựa trong suốt, khó phát hiện ra.
Được tháo hàm nên khi ăn nhai hay vệ sinh đều thoải mái, dễ dàng.
Tuy nhiên, vì việc có thể tháo lắp dễ dàng nên dễ quên. Quên đeo ảnh hưởng đến việc duy trì, quên bỏ lúc ăn dẫn đến gãy hàm, ảnh hưởng kinh tế.
=> Bạn đọc tìm hiểu thêm: Giá hàm duy trì sau niềng răng là bao nhiêu?
Kim loại
Đúng như tên gọi, hàm tháo lắp bằng kim loại được làm bằng kim loại. Làm tương tự hàm tháo lắp máng trong nên cũng có ưu điểm tương tự.
Tuy nhiên, do màu sắc kim loại nên kém thẩm mỹ (lộ dây cung) ra mặt ngoài cung răng. Và cũng tương tự như hàm duy trì trong suốt, khả năng tháo lắp khiến người dùng dễ quên đeo để duy trì và quên bỏ gây gãy khi ăn nhai.
Tùy với tính chất của từng tình trạng ca bệnh, kinh tế đáp ứng mà bác sĩ chỉnh nha điều trị chính sẽ quyết định dùng duy trì loại gì.
Cách sử dụng và bảo quản hàm duy trì
Sử dụng đúng cách
Thời gian đeo: Nên đeo hàm duy trì bao lâu? Đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha. Thông thường thì bệnh nhân sẽ đeo duy trì mãi mãi, tuy nhiên thời gian đeo sẽ giảm dần, ban đầu là 24/24, lâu dần sẽ chỉ đeo tuần 2 buổi tối.
Kiểm tra định kỳ: Định kỳ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều chỉnh hàm duy trì khi cần thiết.
Bảo quản hàm duy trì
Vệ sinh: Làm sạch hàm duy trì hàng ngày bằng bàn chải mềm và nước ấm, tránh sử dụng nước nóng hoặc chất tẩy rửa mạnh.
Bảo quản: Khi không sử dụng, bảo quản hàm duy trì trong hộp đựng chuyên dụng để tránh mất hoặc hư hỏng.
Kết luận
Hàm duy trì đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn kết quả sau quá trình niềng răng. Để có một hàm răng đều đặn và nụ cười đẹp dài lâu, việc sử dụng và bảo quản hàm duy trì đúng cách là điều cần thiết. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha và duy trì thói quen chăm sóc răng miệng tốt để tránh đeo hàm duy trì mà răng vẫn chạy.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về hàm duy trì hay các dịch vụ chỉnh nha khác, đừng ngần ngại liên hệ với Beauty Dental để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!