Khớp cắn chuẩn và sai khớp cắn là 2 thuật ngữ bạn chắc chắn sẽ được nghe trong các buổi thăm khám trước khi niềng răng. Vậy khớp cắn đúng và đạt chuẩn là gì? Có những loại sai khớp cắn nào? Tác hại của chúng với khuôn mặt như thế nào? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây nhé!
Khớp cắn chuẩn là gì?
Khớp cắn chuẩn sẽ cho bạn một khuôn mặt ưa nhìn và một hàm răng chắc chắn là sẽ bền đẹp và một nụ cười đẹp vượt thời gian. Tuy nhiên với kinh nghiệm của Bs Trinh – đã thực hiện rất nhiều ca niềng răng, có một tỷ lệ rất thấp trường hợp có khớp cắn chuẩn mà chưa từng trải qua niềng răng. Còn niềng răng rồi thì đương nhiên sẽ phải tạo ra khớp cắn chuẩn. Trong ngành nha khoa, việc hiểu cặn kẽ về khớp cắn là một môn học khó tương đương với chuyên ngành chỉnh nha. Tuy nhiên, để cho các bạn dễ hiểu, Beauty Dental sẽ chỉ ra cho các bạn một vài điểm để bạn tự đánh giá cho hàm răng của mình.
Mối tương quan các răng trên một cung hàm:
- Bộ răng phải có đầy đủ răng từ 28-32 răng (tính cả răng giả nếu có)
- Tất cả các răng tiếp xúc với nhau ở phía gần và phía xa không có khoảng hở trừ hai răng khôn phía sau (hoặc hai răng số 7 nếu như người đó không có răng khôn)
- Các răng mọc đúng vị trí và không có răng nào bị mọc xoay.
- Các răng có kích thước trung bình không quá to hoặc không quá nhỏ.
Mối tương quan các răng của hai hàm khi cắn lại
- Đối với răng cửa: hai răng cửa hàm trên sẽ tiếp xúc với hai răng cửa hàm dưới.
- Các răng còn lại: sẽ theo quy tắc một răng cửa hàm dưới sẽ tiếp xúc với 2 răng cửa hàm trên và ngược lại là một răng cửa hàm trên sẽ tiếp xúc với hai răng cửa hàm dưới..
- Khi cắn lại sẽ không có khoảng hở giữa hàm trên và hàm dưới trên 1mm.
Phân loại sai khớp cắn theo Angle (1890)
Edward H. Angle được coi là cha đẻ của ngành chỉnh nha/ niềng răng tại Mỹ, năm 1890 ông đã công bố phân loại sai khớp cắn và trở thành phân loại sai khớp cắn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì tính đơn giản của nó. Ông lấy răng hàm lớn thứ nhất (răng số 6) là chìa khóa để phân loại khớp cắn vì các lý do sau:
- Răng hàm lớn thứ nhất (răng số 6) là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất trên cung hàm.
- Răng số 6 không bị cản trở bởi các răng khác khi mọc.
- Răng số 6 có vị trí tương đối ổn định so với xương sọ.
Nếu các bạn muốn tự đánh giá mức độ sai khớp cắn của mình, bạn cần banh miệng để nhìn thấy vị trí răng số 6, nhìn qua gương và so sánh với cách phân loại như sau.
Đối với phân loại sai khớp cắn của Angle sẽ có 4 loại khớp cắn như sau:
Khớp cắn bình thường:
Khớp cắn bình thường khi hai hàm cắn lại với nhau sẽ có mối tương quan là đỉnh múi ngoài gần của răng số 6 hàm trên khớp với rãnh giữa ngoài của răng số 6 hàm dưới.
Các răng còn lại sắp xếp trên một đường cong đều đặn được gọi là đừng cắn và các răng hàm trên và hàm dưới tiếp xúc với nhau tại đường cong đó.
Sai khớp cắn loại I (Class I):
Là khi hai hàm cắn lại với nhau sẽ có mối tương quan là đỉnh múi ngoài gần của răng số 6 hàm trên khớp với rãnh giữa ngoài của răng số 6 hàm dưới (giống như mối tương quan của khớp cắn bình thường).
Tuy nhiên, các răng còn lại không sắp xếp trên một đường cong đều đặn do các nguyên nhân như:
- Chen chúc vùng răng cửa, khe hỏe vùng răng cửa.
- Thân răng cửa nghiêng ra phía trước gây hô (vẩu) hoặc ngả vào trong gây cắn ngược (móm).
- Cắn chéo răng hàm một bên hoặc hai bên.
- Chen chúc vùng răng hàm nhỏ.
- Hoặc nguyên nhân do xương hàm như hô xương hàm hoặc móm do xương hàm.
Sai khớp cắn loại II (Class II):
Là khi hai hàm cắn lại với nhau sẽ có mối tương quan là đỉnh múi ngoài gần của răng số 6 hàm trên ở phía trước so với rãnh giữa ngoài của răng số 6 hàm dưới.
Khi răng số 6 hàm trên đưa ra trước như vậy thì các răng cửa cũng bị đẩy ra trước làm cho khách hàng có hô hàm trên và được chia làm hai tiểu loại điển hình như sau:
- Sai khớp cắn loại II tiểu loại 1: Là răng cửa trên nhô ra phía trước, cung hàm trên hẹp hoặc hình chữa V.
- Sai khớp cắn loại II tiểu loại 2: Là các răng cửa hàm trên nghiêng vào lưỡi.
Sai khớp cắn loại II có một số nguyên nhân sau:
- Do sự di chuyển của răng ra phía trước trong quá trình tăng trưởng, do đó nếu phát hiện sớm các trẻ từ 7-10 tuổi mà có hàm trên nhô ra trước quá nhiều thì cần phải can thiệp sớm bằng khí cụ chỉnh nha/ niềng răng tháo lắp để kìm hãm sự nhô ra trước của hàm trên.
- Nguyên nhân do lùi xương hàm dưới ra sau, xương hàm trên bình thường.
- Xương hàm trên nhô ra trước xương hàm dưới bình thường.
- Xương hàm trên nhô ra phía trước, xương hàm dưới lùi ra sau.
Sai khớp cắn loại III:
Là khi hai hàm cắn lại với nhau sẽ có mối tương quan là đỉnh múi ngoài gần của răng số 6 hàm trên ở phía sau so với rãnh giữa ngoài của răng số 6 hàm dưới.
Khi răng số 6 hàm trên lùi ra phía sau so với răng số 6 hàm dưới thì biểu hiện ra bên ngoài thường là có khớp cắn ngược (móm) rất kém thẩm mỹ vì sẽ làm cho khách hàng già trước tuổi.
Nếu phát hiện sớm các trẻ từ 7 -10 tuổi mà có hàm dưới nhô ra trước quá nhiều thì cần phải can thiệp sớm bằng khí cụ chỉnh nha/ niềng răng tháo lắp để kìm hãm sự nhô ra trước của hàm dưới, tránh phẫu thuật chỉnh nha sau này.
Một số nguyên nhân gây ra sai khớp cắn loại III là:
- Do sự di chuyển đơn thuần về răng, răng hàm trên lùi sau và răng hàm dưới đưa ra trước.
- Lùi xương hàm trên xương hàm dưới bình thường hoặc xương hàm trên bình thường xương hàm dưới đưa ra trước.
- Hoặc lùi xương hàm trên và đưa trước của xương hàm dưới.
Hy vọng những thông tin về khớp cắn chuẩn và phân loại khớp cắn theo Angle được cung cấp trong bài viết này, đã giúp bạn hiểu hơn về khớp cắn và khớp cắn đúng trong niềng răng. Mọi vấn đề thắc mắc về khớp cắn cũng như niềng răng, vui lòng liên hệ hotline 0908 598 398 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn kỹ càng nhất. Beauty Dental luôn đồng hành cùng bạn trong hành trình chăm sóc răng miệng và sở hữu nụ cười đẹp!