Không phải ai cũng may mắn có khớp cắn chuẩn – các răng hàm trên và hàm dưới ăn khớp với nhau. Vậy khớp cắn có liên hệ gì với niềng răng không? Sai khớp cắn có thể chia làm mấy loại và căn cứ vào đâu? Các phương pháp niềng răng để khắc phục tình trạng lệch khớp cắn là gì? Mời các bạn cùng Beauty Dental tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khớp cắn chuẩn là gì? Mối liên hệ giữa khớp cắn và niềng răng
Niềng răng là phương pháp cải thiện các trường hợp không có khớp cắn chuẩn rất hiệu quả. Phương pháp này giúp nâng cao tình trạng thẩm mỹ răng, khiến các răng mọc lộn xộn trên khung hàm được kéo về đúng vị trí, đúng khớp cắn, từ đó cải thiện cả tình trạng khó khăn khi nhai, phát âm.
Để biết chính xác mình có cần niềng răng lệch khớp cắn hay không, khách hàng cần được thăm khám trực tiếp tại các địa chỉ nha khoa uy tín. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thu thập dữ liệu cần thiết như lấy khuôn răng, chụp ảnh, quay video. Sau đó, dữ liệu sẽ được đưa vào phần mềm chuyên dụng để phân tích, từ đó giúp bác sĩ đánh giá tình trạng răng và đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể.
Phân loại sai khớp cắn
Khi xác định khách hàng không có khớp cắn chuẩn, bác sĩ sẽ phân tích để tìm ra loại sai khớp cắn phù hợp với tình trạng răng của khách hàng. Phương pháp được sử dụng để phân loại sai khớp cắn là phương pháp của Edward H. Angle. Theo phương pháp này, có 3 loại sai khớp cắn phổ biến gồm:
Sai khớp cắn loại I (Class I)
Đỉnh múi ngoài của răng số 6 ở hàm trên khớp với rãnh giữa ngoài của răng số 6 ở hàm dưới. Tuy nhiên, ở các răng còn lại xuất hiện một số tình trạng như: hở răng cửa, răng cửa mọc nghiêng ra ngoài hoặc ngả vào trong, các răng mọc chen chúc nhau, xương hàm bị hô hoặc móm.
Sai khớp cắn loại II (Class II)
Đỉnh múi ngoài của răng số 6 ở hàm trên nằm phía trước so với rãnh giữa ngoài của răng số 6 ở hàm dưới. Hàm trên bị hô do các răng cửa bị đẩy ra trước theo răng số 6. Sai khớp cắn loại II cũng được chia thành 2 tiểu loại:
- Tiểu loại 1: răng cửa trên nhô ra trước, cung hàm trên hẹp hoặc tạo thành hình chữ V.
- Tiểu loại 2: răng cửa hàm trên nghiêng vào lưỡi.
Sai khớp cắn loại III (Class III)
Đỉnh múi ngoài của răng số 6 ở hàm trên ở phía sau so với rãnh giữa ngoài của răng số 6 ở hàm dưới. Do đó, ngược với sai khớp cắn loại II, các răng cửa hàm trên trong trường hợp này sẽ lùi về sau gây móm.
Các phương pháp niềng răng cho trường hợp lệch khớp cắn
Theo bác sĩ Trần Đức Trinh (Giám đốc Beauty Dental), với các trường hợp không có khớp cắn chuẩn hiện có 3 loại phương pháp điều trị gồm: niềng răng lệch khớp cắn, phẫu thuật hàm và bọc răng sứ thẩm mỹ. Trong đó, niềng răng lệch khớp cắn hay niềng răng khớp cắn hở thường được sử dụng vì tính an toàn, hiệu quả và phù hợp với phần lớn khách hàng. Hiện nay, có 2 phương pháp niềng răng bao gồm:
Niềng răng tháo lắp (niềng răng không mắc cài)
Niềng răng tháo lắp được chia làm 3 loại:
- Niềng răng với hàm nhựa chức năng: dùng cho khách hàng từ 6-8 tuổi.
- Niềng răng bằng hàm nhựa tháo lắp: dùng cho khách hàng từ 8-12 tuổi.
- Niềng răng bằng khay nhựa trong suốt: dùng cho cả người lớn và khách hàng tuổi teen.
Niềng răng cố định (niềng răng mắc cài)
Niềng răng cố định được chia làm 2 loại:
- Niềng răng cố định mặt ngoài: mắc cài được gắn ở mặt ngoài của răng.
- Niềng răng cố định mặt trong: mắc cài được gắn ở mặt trong của răng, phía lưỡi.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các loại sai khớp cắn và phương pháp niềng răng cho những trường hợp không có khớp cắn chuẩn. Nếu bạn đang có nhu cầu niềng răng sai khớp cắn và cần tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng, hãy liên hệ ngay tới hotline 0908 598 398 của Beauty Dental để đặt lịch khám gần nhất.