Vì niềng răng là việc tác dụng lực trực tiếp lên răng để răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm nên trong quá trình niềng, khách hàng có thể bị giảm cân, hóp má,… Vậy vì sao khách hàng có thể bị giảm cân khi niềng răng? Niềng răng giảm cân có thể phòng tránh không? Nên chú ý gì về chế độ ăn uống sau niềng răng? Cùng tìm câu trả lời với Beauty Dental qua bài viết dưới đây.
Tại sao niềng răng giảm cân?
Giảm cân khi niềng răng có thể nhận thấy rõ bằng mắt thường như các chỉ số cân nặng giảm hoặc niềng răng bị hóp má. Thông thường, việc giảm cân chỉ kéo dài từ 2 đến 4 tháng kể từ khi bắt đầu niềng răng. Sau thời gian này, cân nặng sẽ ổn định và có thể dần tăng trở lại. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nhưng chủ yếu là do khách hàng thay đổi thói quen ăn uống và đang làm quen với khí cụ trong miệng sau niềng răng. Cụ thể như sau:
– Mắc cài hoặc các khí cụ gây cảm giác vướng, cộm khiến quá trình nhai gặp khó khăn và gây khó chịu cho người ăn.
– Mắc cài và các khí cụ gây đau môi má và niêm mạc, đặc biệt khi cử động.
– Một số trường hợp phải nâng khớp cắn cũng khiến việc nhai khó dẫn tới khách hàng ăn kém.
Nên ăn gì sau niềng răng?
Để hạn chế tình trạng giảm cân khi niềng răng, việc theo dõi và kiểm soát chế độ ăn uống khi niềng rất quan trọng. Vậy khi niềng răng ăn uống như thế nào?
Nên
- Ăn đồ ăn mềm trong khoảng 1 – 2 tuần đầu sau khi đeo niềng răng và 2-3 ngày sau mỗi lần bác sĩ kiểm tra và xiết răng. Lúc này khách hàng có thể có cảm giác đau, khó nhai nên ăn thức ăn mềm sẽ giúp việc ăn uống nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
- Ăn đồ ăn nhiều chất dinh dưỡng.
- Uống nhiều nước.
- Quay lại ăn uống gần như bình thường sau khoảng 2 tuần đến 1 tháng gắn mắc cài. Lúc này cảm giác đau khi mới niềng răng không còn nên khách hàng có thể ăn uống theo sở thích để tạo cảm giác ngon miệng, từ đó tránh tình trạng giảm cân.
Không nên
- Trong vòng từ 2 đến 3 ngày đầu sau khi niềng răng, khách hàng có thể xuất hiện tình trạng đau bên trong môi và má tương ứng với vị trí gắn mắc cài. Lúc này không nên ăn thức ăn chua, cay, mặn, ngọt vì đây là những thực phẩm có thể gây đau và xót.
- Trong toàn bộ quá trình đeo niềng, khách hàng không nên dùng các loại thực phẩm sau:
+ Đồ ngọt nhiều đường vì nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách thì những thực phẩm này có thể gây sâu răng.
+ Đồ ăn quá cứng, quá dai hoặc quá dính để tránh làm bong mắc cài gắn trên răng.
Gợi ý thực đơn cho tuần đầu tiên sau niềng răng
Cháo là món ăn thường được bác sĩ gợi ý trong thời gian mới niềng răng. Tuy nhiên niềng răng ăn cháo bao lâu và làm sao để tránh giảm cân khi niềng răng do thay đổi chế độ ăn uống? Dưới đây là một số món ăn, thực phẩm được nhiều người sử dụng trong tuần đầu tiên sau bạn có thể tham khảo:
- Thực phẩm từ sữa: phô mai, bơ mềm, sữa, sữa chua…
- Món ăn từ trứng
- Các loại bánh mì, bánh ngọt xốp và không rắc hạt
- Thực phẩm mềm: ngũ cốc, các loại mỳ, cơm nấu chín mềm…
- Thức ăn được nấu nhừ, ninh chín hoặc có dạng lỏng như súp, cháo, bún, phở, canh…
- Thịt được băm nhuyễn hoặc nấu mềm theo hình thức hầm
- Rau củ chế biến theo hình thức luộc hoặc hấp
- Đậu phụ
- Các món nghiền như khoai tây, cà rốt…
- Trái cây (có thể ép lấy nước hoặc xay sinh tố)
Mong rằng những thông tin trên có thể giúp các bạn giải quyết băn khoăn về thực đơn sau niềng răng cũng như yên tâm hơn trước nguy cơ giảm cân khi niềng răng. Nếu còn vấn đề gì cần giải đáp hay đang tìm kiếm một địa chỉ niềng răng uy tín với quy trình tư vấn, niềng răng và chăm sóc khách hàng tốt, các bạn hãy gọi ngay tới hotline 0908 598 398 của Nha Khoa Beauty Dental để đặt lịch khám trực tiếp gần nhất!