Niềng răng ăn gì là câu hỏi được không ít khách hàng đặt ra trong quá trình nhận tư vấn để chuẩn bị niềng răng. Vậy vì sao cần chú ý thực đơn bữa ăn khi niềng răng? Khách hàng nên và không nên sử dụng những loại đồ ăn nào? Làm sao để vệ sinh răng miệng chuẩn nha khoa? Beauty Dental sẽ giúp các bạn giải đáp những vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Tại sao cần chú ý thực đơn bữa ăn khi niềng răng?
Trong thời gian chỉnh nha, khách hàng cần đặc biệt chú ý niềng răng ăn gì vì nhiều nguyên nhân như:
Đảm bảo hiệu quả niềng răng
Trong quá trình nhai, răng và khớp cắn phải hoạt động liên tục. Do đó lựa chọn đồ ăn và cách chế biến phù hợp có thể giúp răng và hàm tránh phải dùng lực quá mạnh, từ đó hạn chế nguy cơ kéo dài thời gian niềng răng.
Tránh giảm cân khi niềng răng
Khi mới lắp các khí cụ niềng răng, khách hàng có thể cảm thấy cộm, vướng, đau trong quá trình nhai dẫn đến chán ăn, thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến giảm cân gây hóp má, hóp thái dương và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của khách hàng.
Tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về răng
Niềng răng là quá trình lâu dài và đòi hỏi sự phối hợp tuyệt đối của khách hàng. Để tránh nguy cơ mắc các bệnh về răng trong quá trình đeo niềng, khách hàng cần tuyệt đối nghe theo hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng.
Niềng răng ăn gì?
Để biết niềng răng ăn gì và niềng răng kiêng ăn gì, khách hàng có thể tham khảo một số gợi ý sau:
Nên:
- Ăn thức ăn mềm như cháo, bún, cơm trong khoảng 2 tuần đầu niềng răng để răng và khớp cắn không phải hoạt động quá nhiều.
- Sau 2 tuần, khách hàng có thể ăn uống gần như bình thường để đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Nên ăn đồ ăn được chế biến mềm như món ninh, hầm và các món canh.
- Nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin và khoáng chất.
- Nên uống nhiều nước.
Không nên:
- Ăn đồ chua, cay trong thời gian đầu sau niềng vì có thể làm tăng cảm giác đau, xót khi mới niềng răng.
- Ăn đồ ngọt nhiều đường vì nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ dễ gây sâu răng và các bệnh lý về răng khác.
- Ăn đồ ăn quá cứng, dai hoặc dính vì khiến răng phải dùng nhiều sức nên dễ gây bung mắc cài niềng răng.
Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng chuẩn nha khoa
Ngoài việc ghi nhớ niềng răng ăn gì, khách hàng cũng cần tìm hiểu cách vệ sinh răng miệng chuẩn nha khoa để giữ răng luôn sạch và khỏe mạnh. Theo đó, khách hàng niềng răng tháo lắp cần vệ sinh khí cụ niềng, còn khách hàng niềng răng cố định với mắc cài cần thực hiện đủ các bước sau:
Bước 1. Sử dụng bàn chải răng thông thường.
- Sau khi ăn 15 phút, khách hàng sử dụng bàn chải răng thông thường và kem đánh răng để vệ sinh kỹ các mặt của răng.
- Cách chải răng đúng: di chuyển bàn chải lên xuống hoặc xoay tròn khoảng 10-15 lần cho mỗi vị trí.
Lưu ý: chỉ nhổ bớt bọt kem đánh răng, không súc miệng ngay vì còn cần bọt kem cho bước 2.
Bước 2. Sử dụng bàn chải kẽ.
- Khách hàng sử dụng bàn chải kẽ loại bẻ góc khoảng 90-130 độ.
- Cách dùng bàn chải kẽ như sau:
- Dùng bàn chải kẽ chải xung quanh mắc cài phía dưới dây cung, mỗi vị trí từ 5-10 lần.
- Chải theo vòng tròn từ hàm trên bên trái > hàm trên bên phải > hàm dưới bên phải > hàm dưới bên trái.
Lưu ý: Có thể dùng thêm chỉ nha khoa hoặc tăm chỉ để lấy thức ăn bị dắt trong quá trình chải răng.
Bước 3. Súc miệng và sử dụng máy tăm nước.
- Sử dụng đầu xịt cong của máy tăm nước để xịt vào vị trí mắc cài gắn trên răng.
- Thứ tự xịt tương tự như thứ tự chải răng.
Bước 4. Súc miệng và tái khoáng hóa men răng nếu cần.
- Nên súc miệng kỹ bằng nước sạch từ 4-5 lần, sau đó sử dụng nước súc miệng yêu thích hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ (nếu có).
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp khách hàng trả lời câu hỏi niềng răng ăn gì và ghi nhớ các bước vệ sinh răng miệng chuẩn nha khoa để có một hàm răng khỏe đẹp. Nếu còn vấn đề gì cần giải đáp hay có nhu cầu niềng răng tại cơ sở nha khoa uy tín, các bạn hãy gọi điện ngay tới hotline 0908 598 398 của Nha Khoa Beauty Dental để được tư vấn và đặt lịch khám gần nhất nhé.