Niềng răng có đau không đang là câu hỏi phổ biến hiện nay khi nhắc đến việc chỉnh nha. Niềng răng (chỉnh nha) là phương pháp điều trị răng miệng được áp dụng rộng rãi để cải thiện về mặt thẩm mỹ và chức năng của răng. Thông qua bài viết dưới đây, Beauty Dental sẽ cho các bạn cái nhìn đi vào chi tiết về vấn đề chỉnh nha có đau không dựa trên các hiểu biết khoa học và kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia.
Cơ chế hoạt động của niềng răng
Niềng răng là kỹ thuật dùng lực của các khí cụ trong nha khoa, gắn lên mặt ngoài của răng. Mục đích giúp nắn chỉnh, kéo lại những răng lệch lạc, sai vị trí về đúng chỗ của nó. Điển hình là trong các trường hợp: Hô, móm, thưa, cắn ngược….
Niềng răng đau nhất khi nào? Trong quá trình niềng răng, đồng niềng thường sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Bắt đầu với việc thăm khám, tư vấn xác định phương pháp, và một trong những phương pháp niềng răng phổ biến là niềng răng mắc cài.
Đối với niềng răng mắc cài kim loại (hoặc sứ…), khách hàng có thể sẽ phải trải qua một số các giai đoạn sau (tùy thuộc vào tình trạng mỗi người): đặt thun tách kẽ – đeo khâu niềng răng – gắn mắc cài – nhổ răng – gắn minivis – điều chỉnh lực kéo của mắc cài – đeo hàm duy trì…
Niềng răng có đau không?
Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm nhất khi suy nghĩ đến việc niềng răng. Thực tế, quá trình niềng răng không gây đau đớn đáng kể nhưng có thể dẫn đến một số cảm giác khó chịu và đau nhẹ trong một vài giai đoạn sau:
Giai đoạn tách kẽ răng
Quá trình niềng răng đau nhất có lẽ là lúc này, khi gắn thun tách kẽ. Thun tách kẽ có tên tiếng anh là “Orthodontic Separators”, là miếng cao su hình tròn nhiều màu sắc hoặc là những thanh kim loại hình chữ L được gắn vào giữa kẽ răng số 5, 6 hoặc 7. Mục đích của việc đặt thun tách kẽ là để nong rộng hai răng, từ đó tạo ra khoảng cách để đặt band vào răng.
Sau khoảng 5 – 7 ngày, khi răng đã xuất hiện khe thưa thích hợp, bác sĩ sẽ tiến hành tháo thun tách kẽ và tiến hành các giai đoạn kế tiếp.
Đặt thun tách kẽ có đau không? Câu trả lời là Có. Thun tách kẽ ví như vật thể lạ, đưa vào giữa 2 kẽ răng vốn đang khít nhau nên sẽ ngay lập tức gây ra sự khó chịu khi đưa vào. Đôi khi bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi ê răng, lộm cộm khó chịu hoặc hơi đau khi ăn nhai, nhức nhẹ như bị vướng thức ăn ở vị trí răng đặt thun tách kẽ. Tuy nhiên, phần đa bệnh nhân cho hay, tuy khó chịu nhưng việc tổn thương nướu và niêm mạc là vấn đề họ không gặp phải. Và cảm giác này cũng sẽ giảm dần sau khi răng giãn cách dần ra.
Do đó, chuyên gia khuyên bạn không nên quá lo lắng về cảm giác đau nhức khi tiến hành tách thun kẽ răng.
=> Bạn đọc xem thêm: Thun tách kẽ là gì? Tại sao phải đeo thun tách kẽ?
Giai đoạn gắn mắc cài, dây cung
Sau khi mắc cài và đeo dây cung, một số người có thể trải qua cảm giác khó chịu và đau ê ẩm ỉ. Lý do chính là các mô như má, môi, nướu và lưỡi chưa quen với các bộ phận chỉnh nha “lạ lẫm”, dẫn đến việc cảm thấy bị vướng víu và khó chịu khi ăn nhai và giao tiếp.
Một nguyên nhân khác gây cảm giác đau trong giai đoạn này là do dây cung bắt đầu tác động với áp lực sau khi mắc cài. Trong những ngày đầu tiên, khi răng chưa quen với sự căng thẳng của dây cung, có thể bạn sẽ cảm thấy đau và ê ẩm ỉ.
Tuy nhiên, sau vài tuần, khi răng đã thích nghi hoàn toàn với các khí cụ chỉnh nha, bạn sẽ không còn cảm thấy đau nữa và việc ăn nhai sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Mặc dù vậy, mức độ đau ê này có thể khác nhau tuỳ vào cơ địa và độ nhạy cảm của từng người. Có người có thể trải qua cảm giác đau ê nhẹ, trong khi có những người lại không gặp phải tình trạng này khi niềng răng.
Giai đoạn nhổ răng khi niềng
Bên cạnh đó, trong quá trình niềng răng, có những tình huống như gắn khâu (band niềng răng) hoặc nhổ răng mà bạn có thể phải đối mặt với một số “cơn đau” đặc biệt.
Đặc biệt là khi phải nhổ răng, nỗi lo lắng thường đi kèm với tưởng tượng về “nỗi đau kinh khủng” trong quá trình này. Tuy nhiên, khi nhổ răng trong quá trình niềng răng, các bác sĩ thường sử dụng thuốc tê, giúp làm giảm đau một cách đáng kể.
Thời gian và mức độ đau khi nhổ răng cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng của bạn. Ví dụ, nếu răng khỏe mạnh hay gặp các vấn đề như sâu, viêm tủy,… thì thời gian và cảm giác đau khi nhổ răng sẽ là khác nhau.
Thông thường, sau khi nhổ răng, bạn có thể gặp phải các tình trạng sưng hoặc đau ê tại vị trí nhổ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày, tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người.
Giai đoạn siết răng định kỳ
Hàng tháng sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ đến nha khoa tái khám để bác sĩ kiểm tra tình trạng di chuyển của răng và điều chỉnh lực kéo. Trong giai đoạn này, có thể bạn sẽ cảm thấy đau khi lò xo được kéo căng và tác dụng lực tăng lên.
Việc điều chỉnh lực kéo đôi khi có thể gây ra cảm giác đau. Nếu bạn cảm thấy đau kéo kéo dài, nên liên hệ với bác sĩ để điều chỉnh lại lực kéo sao cho phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà không bị đau.
Ngoài ra, đôi khi bạn có thể cảm thấy đau do khí cụ hoặc môi má bị trầy xước. Trong trường hợp này, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp giảm đau phù hợp như sử dụng sáp nha khoa để đặt vào các vị trí mắc cài và dây cung gây vướng víu.
Giai đoạn cắm minivis
Bắt vít có đau không? Một trong những vấn đề mà nhiều khách hàng tìm hiểu trước khi bắt đầu quá trình chỉnh nha.
Việc cắm vít vào xương hàm trong quá trình niềng răng thật sự không tránh khỏi cảm giác đau nhức. Do đó, khi ai đó hỏi liệu cắm vít khi niềng răng có đau không, câu trả lời là chắc chắn là có. Tuy nhiên, trong quá trình niềng răng và cắm vít, các bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ, giúp bệnh nhân không cảm thấy đau trong khi quá trình này diễn ra. Sau khi tác dụng của thuốc tê kết thúc, bệnh nhân có thể cảm nhận ngay sự đau đớn. Để giảm đau và ngăn ngừa viêm nhiễm, các bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau phù hợp.
Cắm vít là một kỹ thuật phức tạp yêu cầu sự chính xác và kỹ năng cao từ phía các bác sĩ. Việc này không chỉ giúp giảm đau cho bệnh nhân mà còn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của điều trị niềng răng.
Vì thế, khi cần phải thực hiện quy trình niềng răng liên quan đến cắm vít, quý vị nên lựa chọn một phòng khám nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao để đảm bảo an toàn và giảm thiểu khả năng đau nhức cho bệnh nhân.
=> Bạn đọc xem thêm: Cắm Minivis có đau không? Khi nào phải cắm minivis?
Kinh nghiệm giảm thiểu đau khi niềng răng
Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn niềng răng không đau giảm thiểu cảm giác đau khi niềng răng:
Sử dụng thuốc giảm đau
Thay đổi chế độ ăn uống “ăn mềm, tránh dai, cứng”
Chườm đá lạnh lên khu vực bị ê, khó chịu
Dùng sáp chỉnh nha để giảm thiểu sự tiếp xúc và cọ xát gây tổn thương giữa mắc cài/dây cung và môi/má
Súc miệng bằng nước muối sát khuẩn hoặc nước súc miệng chuyên dụng
Chăm sóc răng miệng định kỳ
Kết luận
Niềng răng không phải là quá trình đau đớn như nhiều người nghĩ, mà thực tế là có thể kiểm soát được bằng cách tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ chỉnh nha và áp dụng các biện pháp giảm đau hợp lý. Việc sử dụng thuốc giảm đau, thay đổi chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng định kỳ sẽ giúp bạn trải qua quá trình niềng răng một cách dễ dàng hơn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về quá trình niềng răng hay cách giảm thiểu đau, hãy liên hệ ngay với Beauty Dental để tham khảo ý kiến của chuyên gia và nhận được lời khuyên hiệu quả nhất nhé. Hãy chuẩn bị tâm lý tốt và đón nhận nụ cười mới đầy tự tin từ niềng răng!