Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha phổ biến vì tính an toàn, hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên không phải ai cũng được chỉ định thực hiện phương pháp này. Vậy những trường hợp nào không thể niềng răng? Hãy cùng Beauty Dental tìm hiểu và làm rõ nguyên nhân qua bài viết dưới đây.
Niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp tác động lực nhẹ liên tục lên răng thông qua mắc cài, dây cung hoặc hàm nhựa chức năng để giúp răng di chuyển theo ý muốn của bác sĩ. Kết thúc quá trình niềng răng, răng sẽ di chuyển về đúng khớp cắn, sắp xếp đúng vị trí trên cung hàm và mang đến cho khách hàng nụ cười đẹp. Để niềng răng có 2 phương pháp là niềng răng cố định và niềng răng tháo lắp. Trong đó niềng răng mắc cài của phương pháp niềng răng cố định được nhiều khách hàng lựa chọn hàng đầu vì tính ứng dụng cao.
Thông thường, khách hàng có thể niềng răng khi gặp các vấn đề về răng miệng như:
- Hàm răng trên nhô nhiều ra phía trước hoặc hàm răng dưới nhô nhiều ra phía trước.
- Hàm răng chen chúc, răng mọc lộn xộn, nụ cười kém thẩm mỹ.
- Răng hô (vổ) hoặc móm khiến nét mặt nghiêng không đẹp.
- Khớp cắn hở, khớp cắn sâu hoặc cười hở lợi.
- Răng sâu có thể phát triển thành hỏng răng, sau khi nhổ tạo khoảng trống trên cung hàm.
- Có khe thưa răng cửa ở răng hàm trên hoặc hàm dưới.
Nếu thuộc một trong các trường hợp trên, khách hàng cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám sớm nhất.
Nếu sức khỏe răng đảm bảo và các bệnh lý về răng đã được xử lý tốt, khách hàng có thể cân nhắc niềng răng mắc cài với một số ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Phù hợp với hầu hết các ca chỉnh nha từ đơn giản đến phức tạp.
- Điều chỉnh chính xác vị trí của từng răng.
- Không làm tổn thương lợi và xương quanh răng.
- Có thể lựa chọn loại mắc cài và dây cung có tính thẩm mỹ cao.
- Chi phí phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.
Nhược điểm:
- Gây vướng, cộm và đau phía trong môi và má trong thời gian mới gắn mắc cài (thường từ 2-7 ngày). Lúc này cần lưu ý chế độ ăn uống, tránh đồ chua, cay, mặn, ngọt làm tăng cảm giác đau.
- Dễ bị mắc thức ăn vào mắc cài và dây cung. Khách hàng cần vệ sinh răng đúng cách, đủ bước theo tiêu chuẩn nha khoa để tránh vi khuẩn gây viêm lợi hoặc các bệnh lý về răng khác khiến răng di chuyển chậm hơn lộ trình.
- Dễ bong mắc cài nếu khách hàng thường xuyên ăn đồ cứng, dai, dính.
- Cần bác sĩ chỉnh nha có trình độ chuyên môn cao khi thực hiện các ca niềng khó như gắn mắc cài kim loại mặt trong, niềng răng hô do xương hàm,…
- Chi phí niềng răng tùy theo loại mắc cài nên nếu khách hàng chọn mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao thì cần chi phí lớn.
5 trường hợp không thể niềng răng
Theo cơ sở niềng răng chuyên sâu bác Trinh Beauty Dental, điều kiện tiên quyết để khách hàng được tiến hành niềng răng là răng khỏe mạnh. Không thể niềng răng yếu vì điều này có thể làm phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình niềng răng gây ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả ca niềng. Ngoài ra, khách hàng cũng cần điều trị hết các bệnh lý nha khoa trước khi niềng răng mắc cài để đảm bảo răng di chuyển trong xương hàm thuận lợi. Dưới đây là 5 trường hợp không thể niềng răng:
- Viêm nha chu đang tiến triển: viêm lợi và dưới lợi ở vị trí xương ổ răng và dây chằng quanh răng. Bị viêm nha chu niềng răng có thể gây tiêu xương răng, xương ổ răng.
- Viêm lợi: viêm phần lợi xung quanh cổ răng. Viêm lợi niềng răng có thể gây biến chứng nếu viêm xuống dưới xương chân răng.
- Viêm tủy răng.
- Viêm quanh cuống răng.
- Tiêu xương ổ răng và răng lung lay.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho khách hàng trong quá trình tìm hiểu về niềng răng mắc cài. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề niềng răng và muốn được giải đáp trực tiếp, khách hàng hãy gọi điện ngay tới hotline 0908 598 398 của Beauty Dental để nghe tư vấn và đặt lịch hẹn sớm nhất nhé!